ĐIỂM KHÁC NHAU CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI VỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG 1

ĐIỂM KHÁC NHAU CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI VỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG

Với hơn 100 năm hình thành và phát triển, phương pháp giáo dục Montessori đã gặt hái được vô số thành tựu cũng như sự công nhận rộng rãi của cộng đồng. Với những trường mầm non áp dụng theo phương pháp giáo dục Montessori, trẻ sẽ được học tính độc lập, kỉ luật, suy nghĩ và giải quyết vấn đề, có trách nhiệm với công việc được giao. Tự do làm những thứ mình muốn. Do đó, trẻ sẽ thích đến trường hơn để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI:

  • Phương pháp học cá nhân theo hướng tích cực thông qua các giáo cụ đa giác quan.
  • Lớp học không phân độ tuổi là môi trường xã hội ‘’tự nhiên’’ bao gồm các lứa tuổi và thúc đẩy sự tự phát triển. Trẻ thích làm việc để cảm nhận được kết quả khi hoàn thành công việc.
  • Phương pháp giáo dục Montessori chú trọng đến việc tự do lựa chọn. Điều đó liên quan đến việc tự quyết định. Trẻ lựa chọn hoạt động theo sở thích của cá nhân.
  • Thực hiện hoạt động theo nhịp độ của mỗi cá nhân giúp trẻ làm việc trong thời gian dài mà không bị ngắt quãng. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong lớp học.
  • Giáo dục tích hợp cân bằng việc học với vận động tự do và tạo ra sự hài hòa giữa các hoạt động thể chất, tinh thần và xã hội. Giữa các môn học có mối quan hệ tương quan.
  • Sự độc lập được phát triển trong lớp học bằng những thiết kế khoa học để khuyến khích sự phát triển tối đa của trẻ.
  • Việc tự đánh giá xảy ra khi trẻ học cách đánh giá hoạt độngcủa mình một cách chủ quan thông qua việc sử dụng giáo cụ đúng cách và thực hiện các hoạt động cá nhân cùng giáo viên.
  • Giáo dục hiện thực tạo cho trẻ những trải nghiệm cụ thể, là nền tảng cho những khái niệm trừu tượng.
  • Sự tương tác chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh giúp cho việc đánh giá quá trình phát triển của trẻ chính xác và hoàn chỉnh hơn về trí tuệ và tâm lý.

ĐIỂM KHÁC NHAU CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI VỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG 2

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG:

  • Lớp học thụ động thông qua cá bài học lấy giáo viên làm trung tâm và các hoạt động trên giấy.
  • Lớp học theo trình tự thời gian đòi hỏi cần có những phần thưởng bên ngoài như: Xếp loại, cạnh tranh và phù hợp về mặt xã hội.
  • Chương trình học theo yêu cầu học sinh thực hiện công việc giống nhau tại cùng 1 thời điểm, không quan tâm đến sở thích cá nhân.
  • Học theo nhóm có nghĩa là mỗi môn học sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi học sinh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tiến trình của cả lớp.
  • Nền giáo dục phân tán có những môn học không tương quan lẫn nhau. Các giai đoạn nỗ lực về tinh thần mãnh liệt được thay thế bởi các hoạt động thể chất để giải tỏa căng thẳng.
  • Sự phụ thuộc ngày càng tăng lên bởi các hoạt động do giáo viên thực hiện.
  • Sự so sánh trong lớp học xảy ra bởi các hoạt động đều do giáo viên đánh giá và xếp loại. Các học sinh tự đánh giá chính mình là ‘’giỏi nhất’’ hoặc ‘’kém nhất’’ trong lớp.
  • Giáo dục trừu tượng khiến cho học sinh học tập thông qua việc ghi nhớ một cách máy móc.
  • Dạy học tập thể ngăn cản sự tương tác chặt chẽ giữa cá nhân và giáo viên. Các bài kiểm tra theo tiêu chuẩn được áp dụng để đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

ĐIỂM KHÁC NHAU CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI VỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG 3

5/5 - (1 vote)
CHIA SẺ YÊU THƯƠNG

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shopping Cart